ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ NHẬT TÂN RA SỨC THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU CHÀO MỪNG 70 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2024).
  13/10/2024     |  Lượt xem 589   

HỘI NÔNG DÂN XÃ NHẬT TÂN ÔN KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10/1930 – 14/10/2024).

Kính thưa toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trong toàn xã. Nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống của Hội nông dân Việt Nam, Hội nông dân xã xin trận trọng gửi đến các đồng chí cán bộ, hội viên cùng toàn thể nông dân trong xã lời kính chúc sức khỏe, chúc phong trào xây dựng nông nghiệp hiện đại, nông thôn thông minh, Nông dân giỏi toàn diện luôn phát triển đi lên.

 

 BCH Hội nông dan xã nhiệm kỳ 2023 - 2028 chụp ảnh lưu niệm với Lãnh đạo Hội Huyện, Lãnh đạo xã.

              Kính thưa các đồng chí!
        Đầu năm 1920, sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, ruộng đất được tích tụ vào tay một số ít địa chủ Pháp, nhà chung, phong kiến, quan lại, địa chủ thường và địa chủ kiêm công thương đã làm xã hội phân hóa mạnh mẽ. Đời sống của người nông dân dưới thời Pháp thuộc vô cùng nghèo nàn, đau khổ. Song chính trong sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và tay sai đã khiến cho họ nhận rõ bộ mặt thực của kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp. Bằng những kinh nghiệm trực tiếp của mình, giai cấp nông dân đã tiến từng bước tới giác ngộ chính trị. Họ sẵn sàng ủng hộ, đi theo các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì quyền lợi của người lao động.
        Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, từ lâu, Người đã hiểu và gắn bó với nông dân Việt Nam. Trong cuốn “Đường Kách mệnh” (1927), Bác đã  đặt vấn đề nông dân Việt Nam muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột thì phải “tổ chức nhau lại”, vì vậy, Người đã dành riêng một chương phân tích về tình hình nông dân Việt Nam và tầm quan trọng của “Tổ chức dân cày”, trong đó nêu bật: (1) Vạch rõ nguồn gốc đói nghèo, đau khổ của nông dân Việt Nam chính là do sự áp bức, bóc lột tàn nhẫn của đế quốc, phong kiến và bè lũ tay sai. Vì vậy “Nếu dân cày An Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng, thì phải tổ chức nhau kiếm đường giải phóng”; (2) Giai cấp nông dân cần phải có tổ chức riêng của mình là Hội dân cày. Nhưng trong tình hình hiện tại chưa nên gọi là Hội dân cày, mà nên gọi là phường lợp nhà, phường đánh cá, phường chung lúa…
        Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Nông hội đỏ đã xuất hiện ở một số địa phương. Tháng 11/1929, Ban Chấp hành Tổng Nông hội Nghệ An ra đời, do đồng chí Phan Thái Ất làm Bí thư. Dưới sự lãnh đạo của xứ ủy Trung Kỳ, ngày 10/12/1929 ở thành phố Vinh – Bến Thủy và một số vùng ở Nghệ An rải truyền đơn kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia các tổ chức quần chúng của Đảng cộng sản. Truyền đơn có phần kêu gọi Dân cày ra nhập Nông hội, theo Đảng Cộng sản đấu tranh đòi bỏ thuế người, thuế vườn, thuế chợ, thuế đò, bỏ lệ bắt phu… Tiếp theo nhiều tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Thái Bình, Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh Trung Kỳ, Nam Kỳ…
Đầu năm 1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc), trong Sách lược vắn tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua ngày 03/02/1930 đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến''; đồng thời, Đảng nhấn mạnh ''Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng". Vì vậy, phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.
        Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 10/1930 tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị, Luận cương nêu rõ: “Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở đông Dương (hơn 90 phần trăm), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”. Luận cương vạch rõ: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày để tranh đấu và binh vực quyền lợi hằng ngày cho dân cày và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để thì mới giành quyền lãnh đạo dân cày được”.


          Cùng với việc thông qua Luận cương chính trị, Hội nghị còn ra Nghị quyết về Tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, trong đó nêu rõ các quyết định quan trọng của Hội nghị, một trong các quyết định đó là “phải chỉnh đốn Nông hội lại cho có hệ thống theo điều lệ mới và dự bị việc tổ chức Đông Dương Tổng Nông hội”.
       Tại Hội nghị quan trọng này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích ''Thống nhất hết thảy Tổng Nông hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa''. Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương quy định: “Hễ Nông hội nào thừa nhận mục đích, Điều lệ và chịu thi hành những án nghị quyết của Tổng Nông hội Đông Dương và nộp hội phí thì được nhận làm hội viên”. Trong đó trọng tâm là xây dựng tổ chức Nông hội, cơ sở của Nông hội là làng. Tổ chức phải theo hệ thống dọc: từ tổng Tổng Nông hội, huyện Tổng Nông hội, tỉnh Tổng Nông hội, xứ Tổng Nông hội, đông Dương Tổng Nông hội. Cũng tại hội nghị này Điều lệ Nông hội làng được thông qua. Mục đích của Nông hội làng là đoàn kết hết thảy bần và trung nông trong làng, liên hiệp với nông dân và công nhân các nơi trong nước để đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bênh vực quyền lợi của nông dân và thực hiện cách mạng ruộng đất.
        Việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn từ trước đến nay là một trong những vấn đề chiến lược của cách mạng nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp nông dân được tập hợp trong tổ chức chính trị xã hội của mình là Hội Nông dân Việt Nam. Ngày nay trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc nền hoà bình độc lập và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN, giai cấp nông dân và tổ chức Hội Nông dân Việt Nam ngày càng lớn mạnh về mọi mặt xứng đáng là lực lượng đồng minh tin cậy trong khối liên minh công nông trí thức, đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển đất nước.
    

Đồng chí Nguyễn Thanh Toàn.- Chủ tịch Hội ND xã phát biểu chỉ đạo Hội nghị.


        Trong suốt 94 năm qua hội nông dân Việt Nam đã không ngừng được cũng cố và phát triển, Hiện nay giai cấp nông dân nước ta chiếm khoảng 70% dân số cả nước. Đây là giai cấp có tiềm năng to lớn của đất nước. Đặc biệt là tiềm năng về lao động, con người, nông dân không chỉ là lực lượng lao động hùng hậu, có vai trò quyết định mà còn là lực lượng cách mạng to lớn, góp phần quan trọng vào sự thành bại trong bước tiến chung của cả dân tộc.
          Năm 1965 Hội nông dân xã  Nhật Tân được thành lập, từ khi thành lập đến nay Hội đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, Trong những năm tháng của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước đã động viên, đóng góp sức người, sức của phục vụ kháng chiến chống giặc ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng đất nước. Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, trong phong trào xây dựng nông thôn mới Hội đã tích cực tuyên truyền phổ biến các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, Nghị quyết của các cấp Hội đến với cán bộ, hội viên, nông dân, chăm lo xây dựng tổ chức Hội ngày một vững mạnh.  Hội nông dân xã nhà đã từng bước được khẳng định; tổ chức Hội không ngừng lớn mạnh; đội ngũ cán bộ luôn được tăng cường và trưởng thành về mọi mặt, Hội đã vận động hội viên nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới như: Tham gia dọn vệ sinh môi trường nông thôn chỉnh trang nhà cửa, tường rào, công trình vệ sinh, cải tạo vườn tạp, đưa cây trồn, vật nuôi giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đi đầu đưa khoa học, công nghệ, máy mọc hiện đại tăng năng xuất trên, giá trị chi diện tích canh tác, giảm chi phí, sức lao động, đă ngày công lao động nông nghiệp của người dân ngang tầm và cao hơn ngày công lao động trung bình của xã hội, góp phần làm cho mỗi gia đình hội viên và nông dân trong xã có đời sống ổn định và phát triển đồng đều. Hội đã tích cực phối hợp với ngân hàng CSXH; Quỹ tín dụng Nhật tân và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hội viên của Hội vay vốn tạo công ăn việc làm và làm giàu trên mảnh đất quê hương. 

 Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.


        Hội đã chủ động xây dựng phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Phong trào đã đi vào chiều sâu, có chất lượng, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân.
Sự thay đổi trước mắt là chuyển từ một nền sản xuất nhỏ, manh mún, dựa trên các thửa ruộng nhỏ kết hợp với “vườn tạp” của các hộ gia đình, sản xuất theo lối tự cấp, tự túc, sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa; từ nền kinh tế hàng hóa giản đơn chỉ trao đổi sản phẩm dư thừa của nền sản xuất tiểu nông, sang nền kinh tế hàng hóa phát triển với mục tiêu sản xuất để bán ra thị trường; góp phần đưa ngời nông dân hội nhập và phát triển.

 Hội nông dan chung tay bảo vệ môi trường.

         Trong những năm gần đây nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn đang thích ứng dần với cơ chế thị trường. Đã hình thành khá phổ biến tư duy sản xuất nông nghiệp để bán ra thị trường, nhiều nơi còn tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị tiếp cận với thị trường thế giới; vườn chuyên canh thế chỗ dần cho vườn tạp; chợ đầu mối phát triển phục vụ cho chu chuyển hàng hóa khoảng cách xa; Đã có nhiều nhà doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệm như: cung ứng vật tư đầu vào, tinh chế nông sản để bán trong các siêu thị hay xuất khẩu. Doanh nghiệp bước đầu trở thành tác nhân quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị, thúc đẩy thương mại hóa nông sản, ứng dụng công nghệ, tổ chức lại sản xuất dựa trên liên kết với hộ gia đình, hợp tác xã gắn với “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tạo nên giá trị kinh tế cao hơn, mang lại đời sống khá giả hơn cho nông dân. 

 Ra mắt 06 câu lạc bộ bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp tại 06 thôn trong xã.


                Trải qua 94 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đã phát huy truyền thống lịch sử cách mạng vẻ vang của tổ chức Hội và giai cấp nông dân, Hội nông dân xã nhà cùng chung tay cùng các cấp bộ Hội xây dựng tổ chức Hội nông dân không ngừng đổi mới nội dung phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân để củng cố, kiện toàn và xây dựng tổ chức Hội luôn trong sạch, vững mạnh. 

 BCH Hội nông dan xã nhiệm kỳ 2023 - 2028 những người làn nên thành tựu mới.


Giai cấp nông dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính sách của Nhà nước, đã phát huy tốt hơn vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới; tích cực tham gia cơ cấu lại nông nghiệp, phát huy vai trò kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại, tham gia hợp tác, liên kết theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn; từng bước làm chủ trong các phong trào ở nông thôn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Trình độ của nông dân ngày càng được nâng cao, đời sống, thu nhập và việc làm không ngừng được cải thiện.

Đồng chí Chủ tịch Hội nông dân huyện Tiên Lữ chúc mừng Đại hội lần thứ XI của Hội ND xã.


       Trong nhiệm kỳ 2023 – 2028,  Hội Nông dân xã Nhật Tân đã và sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của mình, tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phát huy tốt vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn thông minh và không còn hộ nghèo vào năm 2025; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Các chương trình hành động và phong trào thi đua của Hội sẽ tiếp tục được lan tỏa sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương./.

 

Nguyễn Thanh Toàn - Chủ tịch Hội nông dân xã Nhật Tân
 

 
Liên kết
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 56050