ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ NHẬT TÂN RA SỨC THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU CHÀO MỪNG 70 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2024).
  27/09/2024     |  Lượt xem 209   

HƯƠNG ƯỚC LÀNG VĂN HÓA CAO ĐOÀI

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ NHẬT TÂN TUYÊN TRUYỀN HƯƠNG ƯỚC LÀNG VĂN HÓA CAO ĐOÀI ĐỂ NHÂN DÂN TRONG THÔN NẮM ĐƯỢC, THỰC HIỆN HIỆU QUẢ.

Phần mở đầu
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG

    Làng Cao Đoài có lịch sử dựng làng mở đất cách đây hàng nghìn năm, theo di ngôn của các cụ truyền rằng làng thuộc phủ Khoái Châu, trấn Sơn Lam. Làng có tên là Làng Cao Đường.
    Trong thời kỳ pháp thuộc làng tham gia vào cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, là căn cứ của quân kháng chiến. Khi cuộc kháng chiến thất bại làng được đổi tên từ làng Cao Đường thành làng Cao Cương thuộc tổng Cao Cương, đất làng xưa có hai khu vực dân cư gồm xóm Đoài và xóm Đông, do dân số phát triển ngày một đông đúc làng được tách ra làm hai thôn có chế độ quản lý hành chính riêng biệt, tên làng giờ là làng Cao Đoài, xã Nhật Tân, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Nằm giữa đồng bằng bắc bộ, có đất đai màu mỡ. Trải qua bao thăng trầm và biến động trong lịch sử mấy trăm năm dân làng vẫn giữ được cho mình những nét đẹp mang bản sắc văn hóa riêng trong sinh hoạt cộng đồng.
    Với hệ thống kiến trúc đặc trưng của nền văn hóa Sông Hồng, quần thể di tích của làng gồm: Đình, Chùa, Miếu cổ kính, ngôi chùa mang tên “Phúc Âm Tự” đủ nói lên khát vọng cháy bỏng của dân làng muốn chữ “Phúc: làm đầu đề lưu truyền mãi mãi”. Đình làng thờ ngũ vị Đại Vương, những người có công với nước của hai thời đại Lý và Trần.
    Những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ 20, đình làng còn là địa chỉ đầu tiên trong lịch sử Đảng bộ xã Nhật Tân, đó là nơi diễn ra đại hội đầu tiên thành lập Đảng bộ xã. Cư dân trong làng bao đời nay đều lấy nghề nông gieo hạt, cấy lúa là chủ yếu, sống với nhau hòa thuận có tâm, có đạo. Từ xưa làng luôn lấy đạo học làm trọng, sự học ở đay không lấy khoa cử làm mục tiêu mà cốt học để hiểu được lẽ đời, biết phân biệt phải trái để ứng xử, giao tiếp với nhau trong cuộc sống.
    Trước cách mạng tháng 8, Cao Đoài luôn là một trong những địa bàn hoạt động quan trọng của các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng trong xứ ủy Bắc Kỳ, được giác ngộ lên khi cách mạng bùng nổ dân làng đã nhất loạt đứng lên ủng hộ mặt trận việt minh giành chính quyền. Trong cuộc kháng chiến Cao Đoài đã góp sức người, sức của chống càn diệt địch, giữ đất, giữ dân góp phần cùng nhân dân trong xã làm lên lịch sử anh hùng của thời kỳ chống Pháp.
    Hòa bình lập lại, cán bộ và nhân dân Cao Đoài đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách vừa xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa chi viện cho chiến trường miền nam chống Mỹ. Tổng kết qua các thời kỳ cách mạng làng Cao Đoài đã cống hiến cho tổ quốc 27 liệt sỹ, 16 bệnh binh, 3 bà mẹ được phong tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng, hàng trăm người tham gia lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã được Đảng, nhà nước, chính phủ, quân đội trao tặng nhiều huân huy chương cao quý các loại.
    Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghệ khoa học, chuyển đổi số những người con quê hương làng Cao Đoài luôn phát huy truyền thống cách mạng, hiếu học nhiều người con quê hương trong công tác đã trưởng thành là nhà lãnh đạo, chỉ huy các cấp, là tiến sỹ, thạc sỹ trong các ngành y khoa, giáo dục, khoa học kinh tế như ông Nguyễn Khắc Khuê, Nguyễn Quang Đông, Nguyễn Thị Thu Hường, Nguyễn Thị Mến…
    Nhiều gia đình đã phát huy truyền thống cách mạng xây dựng quê hương như gia đình ông Nguyễn Quang Bạ và nhiều thế hệ là lãnh đạo chủ chốt của huyện Tiên Lữ.

XEM NỘI DUNG CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Hoặc mời quét mã QR code để xem nội dung


 

 
Liên kết
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 55982